Skip to content
SmartfinanceSmartfinance
    • Tài chính - Ngân hàng
      • Kiến thức về tài khoản
      • Trái phiếu/ bảo hiểm
      • Lãi suất tiền gửi
      • Sản phẩm tiền vay
      • Lãi suất tiền vay
      • Sản phẩm tiền gửi
    • Thị trường đầu tư
      • Tiền điện tử (Coin)Cập nhật thông tin về tiền điện tử (coin) liên tục 24/7
      • Kiến thức tài chínhCung cấp các kiến thức chung về thị trường tài chính
      • Chứng khoánCập nhật thông tin về thị trường chứng khoán liên tục 24/7
    • Doanh nhân
    • Doanh nghiệp
    • Tác giả
Trang chủ » Quy tắc 72 là gì? Chìa khóa vàng trong đầu tư tích lũy bạn cần biết
Kiến thức tài chính

Quy tắc 72 là gì? Chìa khóa vàng trong đầu tư tích lũy bạn cần biết

Matthew nguyen 10 Tháng Hai, 2023 308
Quy tắc 72 là gì? Chìa khóa vàng trong đầu tư tích lũy bạn cần biết

Có một quy luật tính toán mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm chắc đó là quy tắc 72. Vậy quy tắc 72 là gì? Ứng dụng nó như thế nào trong đầu tư tích lũy? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về quy luật này cũng như áp dụng nó vào thực tiễn và thu về lợi nhuận cho bản thân mình nhé!

Mục lục

  • 1 Quy tắc 72 là gì?
  • 2 Tìm hiểu về công thức 72 lãi kép
  • 3 Ứng dụng quy tắc 72 trong đầu tư tích lũy
  • 4 Ví dụ thực tế về quy tắc 72 trong đầu tư tích lũy
  • 5 Có thực sự cần sử dụng quy tắc 72 hay không?

Quy tắc 72 là gì?

Khi đặt ra câu hỏi quy tắc 72 là gì, chắc chắn bạn không nên bỏ qua khái niệm về lãi kép. Lãi kép được hiểu đơn giản là lãi của lãi, lãi mẹ đẻ lãi con tức là hạn đến tiền lãi kỳ trước sẽ được tính là tiền gốc. Lãi kỳ tiếp theo sẽ được tính dựa trên số tiền vốn ban đầu và tiền lãi kỳ trước. Lãi kép khác hoàn toàn so với lãi đơn – một hình thức tiền lãi chỉ tính trên số vốn ban đầu. 

Quy tắc 72 có tên tiếng Anh là Rule of 72
Quy tắc 72 có tên tiếng Anh là Rule of 72

Quy tắc 72 có tên tiếng Anh là Rule of 72, một công thức tính đơn giản để tính toán thời gian cần thiết để một khoản đầu tư mang lại giá trị gấp đôi ban đầu. Quy tắc 72 được áp dụng cho lãi kép và có độ chính xác cao hơn đối với mức lãi suất trong khoảng từ 6% đến 10%. 

Mặc dù hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại giúp bạn có thể dễ dàng tính toán trong chương trình bảng tính của Excel, tuy nhiên quy tắc 72 vẫn luôn được ưa chuộng bởi có thể tính nhẩm nhanh một giá trị gần đúng. 

Bên cạnh đó, quy tắc 72 có thể tính toán chính xác lợi nhuận gộp hàng năm từ một khoản đầu tư và cho biết chính xác nhà đầu tư sẽ mất bao nhiêu năm để tăng gấp đôi khoản đầu tư ban đầu. Ngoài ra, quy tắc 72 còn có thể áp dụng cho bất cứ thứ gì theo cấp số nhân ví dụ như GDP, lạm phát, mức độ ảnh hưởng lâu dài của phí hàng năm đối với sự tăng trưởng của một khoản đầu tư. 

Tìm hiểu về công thức 72 lãi kép

Bên cạnh việc tìm hiểu quy tắc 72 là gì, bạn cần nắm chắc về công thức 72 lãi kép như sau: Số năm nhân đôi tiền đầu tư = 72/lãi suất. 

Để hiểu rõ hơn về công thức này, bạn có thể thực hiện một giả định cơ bản như sau:

  • Gọi A là số tiền hiện tại bạn đang có và muốn đầu tư, lãi suất thị trường hiện nay được tính là 8%. Như vậy, 2A sẽ là số tiền gia tăng gấp đôi sau n năm. 
  • Khi áp dụng công thức tính lãi kép: 2A = A*(1+8%)^n ta được 2 = (1+8%)^n.
Nhà đầu tư dựa vào kết quả để ước lượng gần đúng số năm cần thiết gia tăng khoản đầu tư
Nhà đầu tư dựa vào kết quả để ước lượng gần đúng số năm cần thiết gia tăng khoản đầu tư

Thực hiện tính toán ta nhận được kết quả là n = 9.01. Như vậy, với lãi suất thị trường là 8% thì cần khoảng 9.01 năm thì số tiền đầu tư ban đầu của bạn sẽ tăng lên gấp đôi. 

Trên thực tế, quy tắc 72 đơn giản chỉ là một phép tính toán học nhưng nó lại cực kỳ hữu ích trong đầu tư dài hạn. Trong đó, nhà đầu tư cần dựa vào kết quả để ước lượng gần đúng số năm cần thiết để gia tăng khoản đầu tư ban đầu của mình. 

Ứng dụng quy tắc 72 trong đầu tư tích lũy

Dù là quy tắc mà nhà đầu tư nào cũng cần nắm chắc, tuy nhiên quy tắc 72 chỉ tập chung đề cập đến những vấn đề liên quan đến mục tiêu đầu tư, hoàn cảnh tài chính của nhà đầu tư. Các vấn đề khác như khả năng xảy ra rủi ro gần như không được đề cập đến trong quy tắc này. 

Trong đó, lãi suất được cố định bỏ qua sự thay đổi lên xuống trong thời gian dài hạn. Một số ứng dụng phổ biến của quy tắc 72 trong đầu tư tích lũy có thể kể đến như:

  • Áp dụng quy tắc 72 cho các yếu tố tăng trưởng kép như các khoản phí, khoản vay, con số kinh tế, dân số,… 
  • Ứng dụng quy tắc 72 trong chứng minh sự tác động của phí vào lãi suất đầu tư. Cụ thể, một quỹ tương hỗ tính 3% mức chi phí hàng năm, như vậy bạn cần khoảng 24 năm để số tiền lãi giảm còn một nửa. Như vậy, nếu một người vay với lãi suất 12% thì khoản nợ có thể tăng gấp đôi trong 6 năm. 
  • Sử dụng quy tắc để tìm khoảng thời gian cần cho giá trị đồng tiền giảm còn một nửa khi xảy ra lạm phát. Ví dụ, nếu lạm phát 6% thì giá trị của đồng tiền cũng như sức mua của nó sẽ giảm một nửa trong khoảng 12 năm tới. 
  • Bên cạnh những ứng dụng trên, quy tắc 72 còn có thể áp dụng trong tất cả các loại thời hạn trong điều kiện tỷ suất sinh lợi cộng gộp hàng năm. Như vậy, trong trường hợp lãi suất mỗi quý là 4% thì bạn cần khoảng 18 quý để tiền gốc tăng gấp đôi. 

Ví dụ thực tế về quy tắc 72 trong đầu tư tích lũy

Giả sử, một chương trình đầu tư hứa hẹn có mức tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm là 8% thì bạn sẽ mất khoảng 9 năm (72/8) để gấp đôi số tiền đầu tư ban đầu. Lưu ý, trong phép tính này, lợi nhuận kép hàng năm được tính là 8 chứ không phải 0.08. Như vậy, nếu bạn đầu tư 1000 đô la cho dự án này thì mất khoảng 9 năm để con số này tăng lên là 2000 và khoảng 18 năm để tăng mức lợi nhuận lên 4000 đô la. 

Trong phép tính này, lợi nhuận kép hàng năm được tính là 8 chứ không phải 0.08
Trong phép tính này, lợi nhuận kép hàng năm được tính là 8 chứ không phải 0.08

Công thức quy tắc 72 cho những cột mốc thời gian chính xác, cụ thể phản ánh chân thực thực tế. Bạn cần nắm chắc công thức tính toán thời gian nhân đôi chính xác cho một khoản đầu tư kiếm được lãi suất kép r% mỗi kỳ như sau:

T = ln(2)/ln(1+r/100)) = 72/r

Trong đó, T là khoảng thời gian để nhân đôi số tiền, ln là hàm log tự nhiên, r là lãi suất gộp mỗi kỳ. 

Để tìm hiểu thời gian chính xác thu về khoản đầu tư gấp đôi với lợi nhuận mỗi năm 8%, bạn có công thức tính như sau: T = ln(2)/ln(1+8/100)) = 9.006 năm. Như vậy, bạn có thể nhận thấy, kết quả này cũng khá tương đồng với quy tắc 72. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quy tắc 72 chỉ thực sự hoạt động hiệu quả khi tỷ suất sinh lợi trong khoảng từ 6% đến 10%. 

Có thực sự cần sử dụng quy tắc 72 hay không?

Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ quy tắc 72 là gì rồi đúng không nào? Vậy khi đầu tư, bạn có thực sự cần sử dụng quy tắc này hay không? Dưới đây là câu trả lời chi tiết bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về chủ đề này:

Sử dụng quy tắc để ước tính mức rủi ro có thể chấp nhận được
Sử dụng quy tắc để ước tính mức rủi ro có thể chấp nhận được
  • Nếu bạn muốn biết tương lai khoản đầu tư của mình ra sao thì quy tắc 72 là điều cần thiết. Khi sử dụng công thức tính này, bạn sẽ dễ dàng tìm được khoảng thời gian tương đối mình có thể gấp đôi khoản đầu tư ban đầu. 
  • Sử dụng quy tắc để ước tính mức rủi ro có thể chấp nhận được: Giả sử sau khi tính toán bạn nhận thấy rằng thời gian cần thiết để thu về lợi nhuận nếu bạn không tiếp tục rót thêm vốn vào. Và thử với mức tỷ suất lợi nhuận như hiện tại, bạn cần chờ đợi trong bao lâu, nếu con số đó quá lớn và không phù hợp với mục đích đầu tư của bạn thì có thể bỏ qua. 

Như vậy, những thông tin về quy tắc 72 là gì cũng như cách áp dụng công thức vàng này đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Hy vọng qua đây, bạn sẽ tìm được câu trả lời phù hợp cho bản thân và biết cách áp dụng quy tắc này trong hoạt động đầu tư của mình. 

Matthew nguyen

Matthew Nguyen người sáng lập Smartfinance.vn. Đã có hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với những kiến thức trong lĩnh vực tài chính của bản thân, tôi hy vọng mang đến nhiều thông tin giá trị có ích cho mọi người.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ với 10 triệu bạn đã có thể thử sức với kênh đầu tư tiền ảo bitcoin
Chỉ với 10 triệu bạn đã có thể thử sức với kênh đầu tư tiền ảo bitcoin

Bài viết liên quan

Lương 15 triệu làm như thế nào để có thể mua được nhà trước tuổi 35?

Lương 15 triệu làm như thế nào để có thể mua được nhà trước tuổi 35?

Đầu tư – Quỹ quan trọng nhất trong quản lý tài chính cá nhân

Đầu tư – Quỹ quan trọng nhất trong quản lý tài chính cá nhân

500 triệu tiền nhàn rỗi nên đầu tư gì và những cách đầu tư thông minh nhất

500 triệu tiền nhàn rỗi nên đầu tư gì và những cách đầu tư thông minh nhất

Bạn nên đầu tư gì từ 100 triệu tiền nhàn rỗi?

Bạn nên đầu tư gì từ 100 triệu tiền nhàn rỗi?

50 triệu tiền nhàn rỗi nên đầu tư gì? 8 Cách đầu tư sinh lời cực hay bạn cần biết

50 triệu tiền nhàn rỗi nên đầu tư gì? 8 Cách đầu tư sinh lời cực hay bạn cần biết

20 Triệu nhàn rỗi nên đầu tư gì? Tìm hiểu cách sinh lời nhanh chóng!

20 Triệu nhàn rỗi nên đầu tư gì? Tìm hiểu cách sinh lời nhanh chóng!

Nguyên tắc 6 cái lọ – Bí quyết để bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn

Nguyên tắc 6 cái lọ – Bí quyết để bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn

Làm gì với 1 tỷ nhàn rỗi. Gợi ý 6 cách đầu tư mang lại lợi nhuận tốt nhất

Làm gì với 1 tỷ nhàn rỗi. Gợi ý 6 cách đầu tư mang lại lợi nhuận tốt nhất

Top những cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp

Top những cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp

Những lý do bạn nên đầu tư tiền nhàn rỗi hiện nay

Những lý do bạn nên đầu tư tiền nhàn rỗi hiện nay

Quỹ dự phòng tài chính là gì? Cách thiết lập quỹ dự phòng tài chính hiệu quả

Quỹ dự phòng tài chính là gì? Cách thiết lập quỹ dự phòng tài chính hiệu quả

Tháp tài sản, quản trị tài chính chi genZ cực thông minh

Tháp tài sản, quản trị tài chính chi genZ cực thông minh

Smartfinance
Tìm hiểu thêm Smartfinance tại

Địa chỉ

519 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Quý, Q. Tân Phú,
TP Hồ Chí Minh

Xem bản đồ

CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NỘI DUNG

Matthew Nguyen

HỢP TÁC TRUYỀN THÔNG

Email: [email protected]

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách thông tin

Vận hành bởi

Smartfinance
© Copyright 2022 -
Smartfinance
  • Tài chính – Ngân hàng
    • Kiến thức về tài khoản
    • Trái phiếu/ bảo hiểm
    • Lãi suất tiền gửi
    • Sản phẩm tiền vay
    • Lãi suất tiền vay
    • Sản phẩm tiền gửi
  • Thị trường đầu tư
    • Tiền điện tử (Coin)
    • Kiến thức tài chính
    • Chứng khoán
  • Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tác giả