Trong những năm gần đây, ủy thác đầu tư là một hình thức đầu tư được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy ủy thác đầu tư là gì? Ủy thác đầu tư có những hình thức phổ biến nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề đó qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Ủy thác đầu tư là gì?
Khái niệm ủy thác đầu tư
Ủy thác đầu tư hiểu một cách đơn giản nhất chính là việc bạn gửi số tiền nhàn rỗi của mình cho một tổ chức hay doanh nghiệp khác có liên quan đến các hoạt động đầu tư với mong muốn số tiền nhàn rỗi đó của bạn sẽ sinh ra lợi nhuận khi được đưa đi đầu tư. Toàn bộ số tiền được đưa đi đầu tư và hoạt động đầu tư như thế nào thì sẽ do bên phía nhận ủy thác chịu trách nhiệm thực hiện.
Ủy thác đầu tư được thực hiện như thế nào?
Hoạt động ủy thác đầu tư này được bắt nguồn từ việc có rất nhiều người đang muốn dùng tiền nhàn rỗi của mình để tham gia đầu tư sinh lời nhưng lại không có nhiều thời gian cũng không đủ như kiến thức về đầu tư. Vì vậy, việc ủy thác số tiền nhàn rỗi đó cho các chuyên gia đầu tư chính là giải pháp tối ưu vừa nhằm giảm thiểu rủi ro lại vừa gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Doanh nghiệp, tổ chức được ủy thác sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng số tiền của nhà đầu tư một cách hiệu quả nhất để đảm bảo sinh lời và hạn chế rủi ro. Thông thường, các kênh đầu tư được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử.
Hoạt động ủy thác đầu tư này cần được thực hiện giữa các bên thông qua việc ký kết hợp đồng với nhiều văn bản và giấy tờ cần thiết khác. Các giao dịch liên quan đến uỷ thác đầu tư đều được nhà nước quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ trong khuôn khổ của Luật Pháp.
Quỹ đầu tư ủy thác là gì?
Khái niệm quỹ đầu tư ủy thác
Quỹ đầu tư ủy thác là quỹ được thành lập với mục đích phục vụ cho hoạt động đầu tư chung. Tiền vốn đầu tư của quỹ sẽ được đóng góp từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Quỹ đầu tư sẽ sử dụng nguồn vốn này có thể để thực hiện các giao dịch đầu tư nhằm mục đích sinh ra lợi nhuận. Bản thân người góp vốn đầu tư không cần phải tự mình quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào hay đầu tư ở đâu?
Đặc điểm quỹ đầu tư ủy thác
Quỹ đầu tư ủy thác sẽ có trách nhiệm công bố các hạng mục đầu tư, phương pháp và cách thức thực hiện đầu tư cùng với các phân tích và đánh giá về các phương án đầu tư khác nhau để nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt. Việc góp vốn vào quỹ đầu tư ủy thác sẽ được thực hiện bằng cách mua chứng chỉ quỹ. Số lượng chứng chỉ quỹ này sẽ được phát hành và cố định số lượng hàng năm.
Quỹ đầu tư ủy thác sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các danh mục đã cam kết với nhà đầu tư. Đồng thời, họ cũng cần phải có trách nhiệm với số tiền mà các nhà đầu tư đã góp vốn cùng với các điều khoản cụ thể trong hợp đồng ủy thác đầu tư. Toàn bộ các hoạt động đầu tư sinh lời đều sẽ được quỹ đầu tư ủy thác thực hiện.
Một điểm khác biệt nổi bật nhất của quỹ đầu tư ủy thác so với các loại quỹ khác chính là quỹ đầu tư ủy thác có thể vay tín chấp. Trong quá trình hoạt động đầu tư, nếu quỹ tìm thấy một cơ hội đầu tư rất tiềm năng, có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhưng số vốn đầu tư của quỹ không đủ. Lúc này, quỹ hoàn toàn có thể vay tín chấp để có đủ tiền đầu tư và không bỏ lỡ cơ hội tốt trước mắt. Điều này sẽ mang lại lợi ích tối đa nhất cho quỹ cùng với các cổ đông đồng hành cùng
Các bên tham gia vào đầu tư ủy thác
Tham gia vào đầu tư ủy thác gồm có bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
- Bên ủy thác sẽ là các nhà đầu tư – bên bỏ tiền ra đầu tư. Họ có thể là nhà đầu tư cá nhân hoặc cũng có thể là các đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp.
- Bên nhận ủy thác: thường sẽ là các chuyên gia đầu tư hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tài chính hay quỹ tín dụng. Đôi khi đó cũng có thể là các doanh nghiệp quản lý quỹ hoặc là các công ty thuộc lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
Nếu là một cá nhân độc lập thì không thể đứng ra để nhận đầu tư ủy thác. Điều kiện để có thể nhận ủy thác đầu tư đó là doanh nghiệp, tổ chức phải có số vốn pháp định từ 10 tỷ đồng trở lên và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mới có thể thực hiện hoạt động nhận đầu tư ủy thác.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, chỉ có các công ty tài chính, ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ mới được nhận ủy thác đầu tư.
Có nên đầu tư vào quỹ đầu tư ủy thác hay không?
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một kênh đầu tư chắc chắn, lâu dài và ít gặp rủi ro thì đầu tư ủy thác vào các quỹ chính là một lựa chọn rất phù hợp. Nhưng nếu bạn chỉ cần một kênh đầu tư kiếm lợi nhanh chóng và lại có thể dễ dàng rút lui thì quỹ đầu tư ủy thác này hoàn toàn không phù hợp.
Vậy, bạn có nên đầu tư vào quỹ đầu tư ủy thác hay không? Hãy cùng chúng tôi xem xét các ưu điểm cũng như nhược điểm của hình thức đầu tư này để có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!
Ưu điểm của ủy thác đầu tư
Hình thức ủy thác đầu tư có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Có thể mang lại cho các nhà đầu tư nguồn lợi nhuận an toàn và sự tăng trưởng ổn định bởi số tiền tiền đầu tư sẽ được quản lý bởi những nhà chuyên gia đầu tư chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm
- Hình thức đầu tư này có thể cho phép các nhà đầu tư ủy thác số vốn của mình để đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau trong danh mục đầu tư.
- Hoạt động đầu tư này rất phù hợp với những nhà đầu tư mới và đang tìm kiếm các hình thức đầu tư dài hạn nhưng lại có rủi ro thấp .
- Bên nhận ủy thác đầu tư sẽ trả lợi nhuận ngay khi hoạt động đầu tư bắt đầu có lãi và nhà đầu tư cũng vì vậy có thể kiếm được lợi nhuận từ số tiền đầu tư ủy thác của mình.
Nhược điểm của ủy thác đầu tư
- Để có thể thu được một khoản lợi nhuận kha khá từ đầu tư ủy thác thì nhà đầu tư cần phải mất một khoảng thời gian chờ đợi đáng kể.
- Việc đầu tư sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những biến động của thị trường nên tình trạng thua lỗ có thể xảy ra khi đầu tư.
- Bên cạnh đó, hoạt động ủy thác đầu tư còn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định của bên nhận ủy thác. Cho nên nhà đầu tư thường sẽ không có quyền kiểm soát vốn đầu tư, ngoài việc thoát khỏi các khoản ủy thác đầu tư hoàn toàn.
- Lợi nhuận thu được từ việc ủy thác đầu tư sẽ phải chịu một khoản thuế cho nên nó sẽ làm giảm lợi nhuận thực tế thu được từ số tiền đầu tư.
Các hình thức ủy thác đầu tư phổ biến hiện nay
Hiện nay, ủy thác đầu tư đang có các hình thức phổ biến sau đây:
Nhận ủy thác đầu tư có sự chia sẻ rủi ro cao
Hình thức này có đặc điểm của là bên nhận ủy thác sẽ có sự chia sẻ rủi ro đối với khách hàng (nhà đầu tư). Điều này thường xảy ra khi xuất hiện các danh mục đầu tư có tiềm năng cao, hứa hẹn khả năng đem lại lợi nhuận lớn nhưng cũng sẽ đi kèm tính rủi ro tương đối lớn.
Nhận ủy thác đầu tư không chia sẻ khi có rủi ro
Đối với hình thức ủy thác đầu tư này thì bên nhận ủy thác sẽ không chia sẻ trách nhiệm nếu không may có rủi ro xảy ra khi đầu tư. Với hình thức đầu tư này, quỹ ủy thác thường sẽ tập trung đầu tư chủ yếu vào các danh mục đầu tư có tính biến động nhỏ, và ít có rủi ro.
Nhận ủy thác đầu tư với phần lợi tức cố định
Hình thức ủy thác đầu tư này rất phù hợp với những nhà đầu tư muốn đảm bảo an toàn và rất ít khi gặp phải các vấn đề rủi ro trong quá trình đầu tư của mình.
Để đầu tư ủy thác thành công cần có những bí quyết gì?
Để có thể thành công trong việc ủy thác đầu tư, bạn có thể áp dụng một số bí quyết cơ bản sau đây:
Lựa chọn được đơn vị nhận ủy thác uy tín và đảm bảo
Đây chính là yếu tố tiên quyết đầu tiên ảnh hưởng lớn nhất đến số vốn đầu tư của bạn. Để có thể biết được phía nhận ủy thác có thực sự là một địa chỉ uy tín và đảm bảo hay không? Trước hết, bạn cần tìm hiểu xem các đơn vị nhận ủy thác này sẽ kiếm tiền ra sao và họ sử dụng những nguồn vốn huy động được để đầu tư vào các kênh nào và các kênh đầu tư đó có an toàn hay không? Sự an toàn được nói đến ở đây chính là khả năng quay vòng vốn.
Theo các chuyên gia quản lý tài chính thì tổ chức nhận ủy thác đầu tư cần phải đáp ứng những điều kiện cơ bản nhất định về các vấn đề như: vốn, chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh, kinh nghiệm đầu tư và nhất định phải công khai các danh mục đầu tư. Ngoài ra, họ cũng phải có nghĩa vụ cảnh báo về những rủi ro có thể gặp phải khi họ nhận ủy thác cho các nhà đầu tư được biết. Đồng thời bên nhận ủy thác đầu tư cũng sẽ chịu sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ, kỹ lưỡng của các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Chỉ ra cụ thể và chi tiết công việc mà bạn muốn ủy thác đầu tư
Khi bạn góp tiền của mình vào quỹ đầu tư thì bạn cần phải chỉ ra chi tiết và thật cụ thể số tiền của mình bạn có mong muốn sẽ đầu tư vào đâu. Đừng nên phó thác hoàn toàn số vốn của mình cho quỹ đầu tư. Chỉ có như vậy thì việc ủy thác đầu tư mới thành công và có hiệu quả cao được. Giống như khi bạn thuê một người về làm việc giúp đỡ bạn và trả tiền cho họ. Thì bạn cũng cần phải chỉ rõ cho họ biết bạn cần họ làm những gì? Không nên nói chung chung mơ hồ để sau đó than trách rằng họ không giúp đỡ được gì cho mình cả.
Không thực hiện ủy thác nhiều việc cùng một lúc
Là một nhà đầu tư, bạn nên bắt đầu ủy thác từng công việc cụ thể một một cách cẩn thận. Đặc biệt là không nên ủy thác quá nhiều việc cùng một lúc. Bởi vì nếu bạn không am hiểu và không thể kiểm soát được hết thì các bạn sẽ rất khó để có thể làm chủ được các nguồn tài chính vốn có của mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ủy thác đầu tư và những hình thức ủy thác đầu tư phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức đầu tư này và có thể đưa ra được sự lựa chọn đầu tư phù hợp nhất cho mình để thu lại nguồn lợi nhuận cao nhất nhé!