Khi nào thì genZ nên bắt đầu quản lý tài chính của mình? Với lợi thế xã hội phát triển tạo điều kiện đầu tư, thế hệ trẻ luôn có tư duy và đa dạng cách thức đầu tư ngay từ khi còn nhỏ. Vậy quản lý tài sản như thế nào cho hiệu quả? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này và cùng chúng tôi tìm hiểu về tháp tài sản, quản trị tài chính cho genZ cực thông minh nhé!
Mục lục
Giải nghĩa tháp tài sản là gì?
Tháp tài sản được hiểu là mô hình phân bổ tài sản theo hình kim tự tháp, bao gồm nhiều tầng xếp chồng lên nhau tạo nền tảng tài chính vững mạnh cho người sử dụng. Tính theo chiều từ dưới lên, mức độ mạo hiểm của tài sản sẽ gia tăng trong khi thời gian tích lũy giảm xuống.
Trong tháp , tầng dưới cùng là loại tài sản an toàn nhất, tạo một lớp nền móng vững chắc cho tháp của bạn. Chúng được dùng để đảm bảo cho các mức sống cơ bản. Và càng lên cao thì mức độ an toàn tài sản càng giảm, rủi ro càng nhiều nhưng đem lại mức lợi nhuận lớn hơn phục vụ cho việc gia tăng tài sản trong tương lai.
Hiện nay, một tháp tài sản thông thường được chia thành 5 lớp như sau:
Tài sản vô hình
Nếu bạn đang tìm hiểu về tháp tài sản, quản trị tài chính cho genZ thì chắc chắn cần nắm rõ về tài sản vô hình. Đây là loại tài sản thuộc lớp dưới cùng của tháp, tuy bạn không thể nhìn thấy được nhưng nó có thể chuyển thành tài sản hữu hình. Bạn có thể hiểu rằng, những tài sản vô hình thuộc tầng lớp này được kể đến như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thương hiệu cá nhân hay các mối quan hệ trong xã hội. Tất cả tài sản vô hình đều cần tích lũy trong một thời gian dài. Có thể nói, đây là tài sản quan trọng nhất có giá trị chuyển đổi và tạo nên những tài sản hiện hữu trong những tầng tiếp theo.
Tài sản bảo vệ
Đây là những tài sản mang đến sự an toàn, phòng ngừa những rủi ro tương lai cho bản thân bạn. Bạn không thể chắc chắn rằng bản thân luôn khỏe mạnh suốt đời cũng như không cần một khoản tiền đột ngột bất ngờ. Do đó, bạn cần có một khoản dự phòng nho nhỏ cho các trường hợp xấu. Tài sản bảo vệ phải là những đồ vật có tính thanh khoản cao, giá trị ổn định theo thời gian như vàng, bảo hiểm, bất động sản, các khoản tiết kiệm,…
Tài sản tạo thu nhập
Giống như tên gọi của nó, đây là loại tài sản có giá trị tạo thu nhập hàng tháng cho genZ như tiền lương, các khoản tiết kiệm ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,… Hiện nay, thế hệ trẻ co rất nhiều cách kiếm tiền khác nhau, do đó, tài sản thu nhập cũng giúp các bạn tạo ra giá trị tăng thêm ở những lớp tài sản khác.
Tài sản có giá trị tăng trưởng
Tài sản có giá trị tăng trưởng là loại tài sản có sự mạo hiểm thứ hai trong tháp tài sản, tuy nhiên nó cũng mang lại giá trị lợi nhuận cao, tạo ra thu nhập lớn hơn so với số vốn bạn bỏ ra.
Tài sản tăng trưởng có thể kể đến như cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản,… Khi đầu tư vào tài sản co giá trị tăng trưởng, bạn cần sở hữu một vốn kiến thức lớn, kinh nghiệm và sự quyết đoán trong hành vi của mình. Có thể nói, tài sản tăng trưởng có lớn hay không phụ thuộc khá nhiều vào tài sản vô hình mà bạn đã tích lũy.
Tài sản mạo hiểm
Tài sản mạo hiểm thuộc tầng lớp cao nhất trong tháp tài sản và có độ rủi ro lớn nhất. Tuy nhiên, loại tài sản này lại có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn gấp 5, gấp 10 lần số vốn đã bỏ ra. Có thể kể đến một số loại tài sản mạo hiểm như chứng khoán phái sinh, bất động sản nghỉ dưỡng, tiền điện tử,,…. Đây không phải là danh mục bắt buộc phải có trong tháp tài sản của bạn. Bạn chỉ nên xây dựng lớp tài sản này khi đã có các lớp tài sản bên dưới thực sự vững chắc và ổn định.
Ứng dụng của tháp tài sản là gì?
Qua phần phân tích trên, quản trị tài chính cho genZ chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về ứng dụng của nó. Tháp tài sản được phân chia thành các tầng lớp khác nhau với độ rộng khác nhau. Diện tích mỗi tầng sẽ thể hiện cho sự ưu tiên và tỷ trọng mỗi loại tài sản trong tổng tài sản của bạn. Do đó, nó có vai trò quan trọng, mang tính chất định hướng cho mỗi cá nhân.
Khi quan sát một tháp, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy lộ trình bản thân cần thực hiện để đảm bảo khối tài sản của mình theo đúng mục tiêu đã định. Đặc biệt là thế hệ genZ khi tự mình xây dựng, bạn sẽ nhìn nhận đúng đắn, chính xác tránh vội vàng trong tích lũy tài sản và có kế hoạch phân phối đầu tư một cách thông minh. Từ đó, xây dựng nền móng vững chắc cho các kế hoạch trong tương lai.
Quản trị tài chính bằng tháp tài sản cho genZ cực thông minh
Vậy làm thế nào để xây dựng một tháp tài sản phù hợp cho thế hệ genZ, quản trị tài chinh như thế nào là phù hợp nhất? Hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết này để biết câu trả lời chính xác nhất nhé!
Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản cơ bản
Khi xây dựng một tháp tài sản cơ bản, bạn cần lưu ý 2 nguyên tắc cơ bản như sau:
- Xây dựng từ dưới lên: Tài sản vô hình là thứ bạn có thể dễ dàng tích lũy nhất và cũng là lớp nền móng vững chắc giúp cho tháp tài sản phát triển. Do vậy, bạn cần xây tháp theo lộ trình từ dưới lên cao, lớp nền móng vững chắc mới đến lớp bên trên.
- Đáy tháp càng rộng càng tốt: Lớp tài sản vô hình có tỷ lệ thuận với quy mô phát triển của tháp tài sản của bạn sau này. Đáy tháp càng rộng, bạn càng có nhiều kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ tốt để phát triển bản thân, mở rộng các lớp tài sản bên trên.
Các bước thực hiện xây dựng tháp tài sản cho genZ
Để thực hiện xây dựng một tháp tài sản quản trị tài chính cho genZ bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1. Xây dựng lớp tài sản vô hình
Đây là loại tài sản bạn cần học hỏi, rèn luyện và tích lũy xuyên suốt cuộc đời. Bạn có thể dễ dàng tích lũy trong trường học, trường đời. Những kinh nghiệm, kỹ năng là nguồn vốn vô hạn để tạo ra giá trị cho các loại tài sản khác của bạn. Bạn càng có nhiều tài sản vô hình thì khả năng bạn xây dựng được một tháp tài sản hoàn chỉnh càng lớn.
Bước 2. Xây dựng lớp tài sản bảo vệ
Hầu như ai cũng cần xây dựng cho bản thân một khoản dự phòng. Đây là tài sản để phòng tránh lúc ốm đau, bệnh tật. Khoản tiết kiệm này bạn có thể gửi tiết kiệm, mua vàng hoặc bất động sản,…
Bước 3. Xây dựng lớp tài sản thu nhập
Bạn nên tìm hiểu những tài sản mang đến dòng tiền thụ động hàng tháng, ưu tiên sử dụng loại tài sản có khả năng sinh lời đều đặn như trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi…
Bước 4. Xây dựng lớp tài sản tăng trưởng
Tại Việt Nam hiện nay, những loại tài sản có mức độ rủi ro cao nhưng thu về mức lợi nhuận hấp dẫn bạn có thể đầu tư như: cổ phiếu, chứng khoán,… Bạn có thể tìm hiểu thêm và xây dựng lớp tài sản này.
Bước 5. Xây dựng lớp tài sản mạo hiểm
Đây là lớp tài sản có độ mạo hiểm cao nhất gần giống như bạn đầu tư theo kiểu được ăn cả, ngã về không. Các khoản đầu tư này thường được kể đến như là trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh hay tiền điện tử.
Trên đây là những thông tin về tháp tài sản, quản trị tài chính cho genZ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách quản lý tài sản của mình.